Thứ Tư, 9 tháng 1, 2013

Một vài nét về tác giả

1. Sơ lược tiểu sử

Họ và tên: Phạm Hữu Chính
Sinh năm: 1943
Quê quán: Nam Tân – Nam Trực – Nam Định
Địa chỉ: số 8 – Liền kề 1 – Khu đô thị Văn Phú – Hà Đông – Hà Nội
Điện thoại: 0979.551.746
Nghề nghiệp: Giáo viên
Quá trình hoạt động: Dạy học tại Hà Đông, giáo viên đi B thời chiến tranh 1973 tại Quảng Trị, tiếp quản thành phố Huế 1975. Nghỉ hưu 1990



Nguyên là nhà giáo, nhà doanh nhân

Nguyên là:
- Phó giám đốc thơ Truyền Thống Việt Nam
- Phó giám đốc thi đàn Người cao tuổi Việt Nam
- Hiện tại là ủy viên thường vụ CLB thơ Việt Nam, chủ tịch CLB thơ Việt Nam Thăng Long – Hà Nội

Khen thưởng: Huân chương kháng chiến chống Mĩ hạng 3
- Huy hiệu chiến thắng của quân khu Bình Trị Thiên
- Huy chương chiến thắng đường 9

2. Các tác phẩm văn học nghệ thuật

- Tác phẩm Tình Mẹ - Hội nhà văn xuất bản

- Nhiều tác phẩm in trong: Người yêu thơ Hà Nội, Hương Đất Việt, Tuyển tập thơ truyền thống, Tuyển thi đàn người cao tuổi Việt Nam, Tuyển tập thơ 1000 năm Thăng Long Hà Nội và nhiều tác phẩm in trên báo Đại Đoàn kết, báo người cao tuổi Việt Nam, báo Thừa Thiên Huế và các câu lạc bộ địa phương

- Đặc biệt tác phẩm thơ bài: Con về Đất Mẹ Quảng Ninh” được giải A Tuần lễ Hạ Long Năm 2011.

- Có 3 tác phẩm được phổ nhạc: Qua Ngã Ba Đồng Lộc, Mùa xuân về Kinh bắc (được Nghệ thuật Quân khu 2 biểu diễn nhiều lần và đạt giải cao), Về lại Thành Nam.

Thứ Ba, 8 tháng 1, 2013

Cảm nhận

Đọc “Tình mẹ” của nhà thơ Phạm Hữu Chính – NXB (Hội nhà văn)

Nhà thơ Phạm Hữu Chính – P.Giám đốc thi đàn Người cao tuổi Việt Nam – Chủ tịch thi đàn khu vực đồng bằng Bắc bộ - Trưởng ban kinh tế Trung tâm văn hóa Người cao tuổi Việt Nam – Chủ tịch Câu lạc bộ Thơ Việt Nam Thăng Long Hà Nội. Ông sinh ra và lớn lên ở Nam Định. Cái nôi của văn chương Việt Nam với nhiều thi phẩm từ xa xưa mà tên tuổi còn tỏa sáng tới ngày nay.

Ông cao gầy, dáng thư sinh, hào hoa phong nhã. Chàng thư sinh ấy sau này trở thành nhà giáo, trở thành người lính trực tiếp vừa cầm bút, vừa cầm súng chiến đấu với quân thù. Bây giờ ông làm thơ và là một nhà doanh nghiệp tài năng.

Ông đi nhiều viết nhiều, thơ ông gắn liền với vận mệnh Tổ Quốc, trong những năm kháng chiến oanh liệt, gắn liền với những sự kiện lịch sử.

Những tên đất, tên làng, mỗi mảnh đất mà ông đi qua đều có thơ để lại

“Khi ta ở là nơi đất ở

Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn”

”Chế Lan viên”

Ông viết về Kinh Bắc, Ngã Ba Đồng Lộc, Hoa Lư, Điện Biên, Đêm Trường Sơn, Biên Giới, Huế, Làng Tôi.v.v..

Ông viết bề “Mị Châu” “Nguyễn Trãi” , đại tướng “Võ Nguyên Giáp”, Tú Xương, về “đồng đội” về “tình yêu”.... Nhưng trên tất cả những điều ấy, thơ Phạm Hữu Chính giành rất nhiều tình cảm và lòng kính yêu dâng lên Mẹ.

“...Con đi cuối đất cùng trời

Cứ xao xuyến mãi những lời mẹ ru”

”Thăm mộ mẹ”

Mẹ và quê hương đều là những đề tài lớn trong toàn bộ thi phẩm của Phạm Hữa Chính trên mảnh đất thiêng liêng với nhiều kỷ niệm ấu thơ và sâu nặng nghĩa tình ấy, thơ Phạm Hữu Chính luôn vụt hiện những câu thơ xuất thần, lấp lánh tài năng, làm rung động lòng người.

“...Có gì lưu luyến quê ơi!

Mà ta sắp một kiếp người đi qua”

Hoặc

“...Ta tìm về thuở nằm nôi

Thẫn thờ nhìn đám mây trôi giữa trời”

“Về quê”

Tình yêu trong thơ Phạm Hữu Chính luôn hồn nhiên trong trẻo đến lạ thường, nó bâng khuâng, nhẹ nhàng và tinh tế biết bao!

“...Chia tay em một chiều hè

Dòng sông tím biếc – tiếng ve gọi buồn”

“Dòng sông tím biếc”

Hoặc

“...Nếu anh đi với người yêu

Xin đừng đi lối có nhiều có may

Nơi mình buộc chỉ cổ tay

Nơi mình hẹn nơi đắm say một thời”

“Nếu anh đi với người thương”

“Cỏ may” đó chính là tuyên ngôn bình dị về phong cách thơ Phạm Hữu Chính, thơ ông không cao đạo, không ồn ào khoa trương lớn tiếng... mà luôn thầm thì như lời cỏ may nhỏ nhẹ, nhưng lại có sức mạnh làm xao xuyến tâm tư người đọc

“...Chập chờn khi bóng chiều rơi

Bâng khuâng nhớ mãi cái thời cỏ may”

“Thì thầm cỏ may”

Thời cỏ may là thời tình yêu ban đầu, cái thời sôi nổi vụng về và thánh thiện không nhuộm màu vụ lợi... mà khi về chiều,mà nhiều người đã đánh mất nó.... thật tiếc thay!...

Thơ Phạm Hữu Chính có nhiều thể nghiệm, tìm tòi, nhiều thể loại, nhiều phong cách... Ông luôn khám phá chính bản thân mình, để vật vã sáng tạo, để vươn tới sự giản dị trong sáng của thơ ca truyền thống, luôn tìm cho mình một con đường để đi đến những bước “chân quê” của thi hào tài năng Nguyễn Bính trong đề tài vĩ đại và bất diệt: Nông thôn Việt Nam.... Có lẽ vì thế mảng thơ lục bát trong tập thơ là mảng thơ tài hoa hơn cả, tôi thực sự thích thú và ngưỡng mộ mảng thơ này của ông:

“Tha phương gần hết một đời

Buổi chiều tối vẫn là người chân quê”

“Ước gì cha sống Lâu hơn”

Lạ thay! Phạm Hữu Chính đang sống ở thành phố hoa lệ, nhà lầu xe hơi... thế mà lúc nào ông cũng đau đầu, sợ mình một lúc nào đó đánh mất con người “chân quê” trong con người của mình.

“Vẫn là người chân quê...” điều đó hoàn toàn đúng với nhà thơ Phạm Hữu Chính, thơ ông giản dị, chân thành, nhưng lại rất sâu sắc, vì ông đã trải qua nhiều lỗi đau trải nghiệm cuộc đời, bây giờ ngay cả trong những giấc mơ, ông vẫn không thể nào quên được.

“...Nỗi niềm đau tận giấc mơ

Thời gian phủ lấp bây giờ vẫn đau”

“Ước gì cha sống lâu hơn”

Xin cảm ơn nhiều thứ - Phạm Hữu Chính còn phải cảm ơn cả nỗi đau, chính nó đã nuôi lớn thơ ông, đã đưa ông thành một nhà doanh nghiệp thành công như ngày nay. Vì nỗi đau luôn là dòng sữa ngọt ngào nuôi lớn các thi nhân!.

Tôi quen biết ông đã lâu, tình cảm giữa tôi và ông luôn là tình cảm anh em bạn bè văn chương trong sáng, chưa một lần vương bận bụi trần... Ông luôn luôn khiêm nhường, chân thành và biết tôn trọng bạn bè nên được tất cả bạn bè yêu mến. Tôi rất thích đức tính ấy của ông. Với tôi Thơ và Phạm Hữu Chính là một. Một hồn thơ tử tế của một con người tử tế!

Điều này ngay từ “lời tác giả” in ở trang đầu tiên của tập thơ tôi đã thấy rất rõ ông viết:

“Tôi làm thơ như người tự bộc cái tâm của chính mình, để tự hiểu mình hơn, hiểu cuộc đời hơn... để lòng thương yêu nhau mãi mãi là sự thật, để mọi người trên cõi đời này sống với nhau được tốt đẹp hơn...”

Với tâm lý ấy, với thơ ấy, với người ấy... tôi luôn kính trọng ông, và tin rằng sau này thơ ông sẽ còn thăng hoa và tỏa sáng hơn nữa.

Để khép lại bài viết này Đinh Nam Khương có mấy lời kính bút tặng ông. Thế là giữa tôi và ông lại có thêm một kỷ niệm đẹp... hy vọng kỷ niệm ấy sẽ cùng thơ ông tồn tại với thời gian, trước “Thiên hạ nhân, Thiên hạ tài” ào ào như lá mùa thu gió thổi.

Nhà thơ: Đình Nam Khương

Hội nhà văn Việt Nam

Liên hoan thơ tại Thành phố Hạ Long


Giới thiệu tập thơ 1000 năm Thăng Long Hà Nội

Giới thiệu tập thơ 1000 năm Thăng Long Hà Nội

Thứ Hai, 7 tháng 1, 2013

các tập thơ đã xuất bản


Huân huy chương




Xuân về Kinh Bắc


Về lại Thành Nam




Album cá nhân